BIỆN PHÁP THI CÔNG TẦNG HẦM NHÀ Ở CAO TẦNG

Thi công tầng hầm mang lại nhiều lợi ích cho gia chủ, tầng hầm được dùng làm nơi để xe, phương tiện đi lại hoặc chứa một số đồ vật không cần thiết của gia đình. Nhiều gia đình còn thuê đội ngũ thi công tầng hầm với mục đích làm hầm rượu, hệ thống điện, chứa đồ, lò sưởi,…

BIỆN PHÁP THI CÔNG TẦNG HẦM NHÀ PHỐ CAO TẦNG

Thi công tầng hầm được thực hiện ở các thành phố lớn nhằm tối ưu diện tích không gian sống

Biện pháp thi công tầng hầm bằng giải pháp đào đất trước rồi thi công nhà từ dưới lên

Khi áp dụng biện pháp thi công tầng hầm này, hố được đào đến độ sâu đặt móng bằng thủ công hoặc xe cơ giới tuỳ thuộc vào độ sâu của hố, địa chất thuỷ văn, khả năng cung cấp thiết bị – máy móc và nhân sự thi công.

Sau khi đào đất để xây dựng tầng hầm, công nhân sẽ tiến hành xây nhà theo trình tự từ dưới lên. Tuy nhiên, xây dựng tầng hầm theo phương pháp này dễ gây ra sự bất ổn định của miệng hố. Hiện tượng bất ổn định ở miệng hố do sự cân bằng của nền đất bị phá vỡ nên các đơn vị xây dựng tầng hầm sẽ dùng tường cừ để ngăn chặn việc sụt, lún, tạo thành vách ổn định thành hố đào.

BIỆN PHÁP THI CÔNG TẦNG HẦM NHÀ PHỐ CAO TẦNG

Thi công tầng hầm là một trong những công trình thường xuyên được Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Xây dựng An Cư ứng dụng vào các ngôi nhà hiện đại

Ưu điểm của biện pháp đào đất trước rồi thi công từ dưới lên

  • Độ chính xác cao.
  • Xây dựng tầng hầm đơn giản.
  • Kiến trúc và kết cấu đơn giản, tương tự như xây phần nổi của ngôi nhà.
  • Làm khô móng để thi công đơn giản.
  • Xử lý chống thấm và lắp đặt kỹ thuật dễ dàng hơn.

Nhược điểm của biện pháp đào đất trước rồi thi công từ dưới lên

  • Nếu lớp đất nền yếu thì rất khó thi công tầng hầm.
  • Việc không dùng tường cừ sẽ cần mặt bằng rất rộng để mở rộng taluy cho hố đào.
  • Mất nhiều thời gian thi công hơn khi gặp thời tiết xấu.
  • Dễ làm lún, nứt đất nền, gây nguy hiểm cho những công trình lân cận, đặc biệt là trong cùng thành phố.

Phạm vi ứng dụng của phương pháp

  • Đào đất theo chiều dốc tự nhiên, không nên đào hố quá sâu và cần có mặt bằng thi công rộng rãi.
  • Sử dụng ván cừ không chống để dễ thi công thủ công.
  • Dùng ván cừ có chống hoặc neo cho trường hợp vách đất thẳng đứng, áp lực đất vào tường lớn để tránh ảnh hưởng đến thi công tầng hầm.
  • Nên dùng neo khi chiều sâu hố móng lớn, yêu cầu thi công thủ công đòi hỏi có mặt bằng thoáng, ít bị cản trở.

Biện pháp thi công tầng hầm bằng giải pháp làm tường chắn đất

Xây dựng tầng hầm bằng phương pháp làm tường chắn đất là một công nghệ thi công tường trong đất. Trước khi thi công, người ta tiến hành làm tường bao tầng hầm, sau đó mới đào đất trong lòng tường đến đáy được quy ước trong bản vẽ kỹ thuật.

Khi thi công tầng hầm, lực tác động của đất nền lên tường bao rất lớn nên các kỹ sư xây dựng thường áp dụng công nghệ thi công cọc barrette, hệ dầm và cột chống văng, xà ngang,… để giảm áp lực đất lên tường, cột chống giúp cho dầm văng ổn định hơn.

Tuy phương pháp này được thực hiện đơn giản nhưng lại chiếm khá nhiều không gian trong hố đào, ảnh hưởng đến tiến độ thi công tầng hầm.

Ưu điểm của phương pháp thi công từ trên xuống

  • Chống vách đất chắc chắn nhờ hệ thống tường trong đất, kết cấu công trình thi công tầng hầm bền và ổn định, không mất chi phí cho các hệ thống phụ.
  • Tiến độ thi công nhanh chóng do thực hiện song song xây dựng tầng hầm và thân nhà.
  • Tiết kiệm chi phí vì không cần đến hệ chống, cốp pha cho dầm sàn tầng hầm.

Nhược điểm của phương pháp thi công từ trên xuống

  • Việc thi công gặp khó khăn khi liên kết giữa dầm sàn và cột tường tầng hầm.
  • Kết cấu cột thi công tầng hầm phức tạp.
  • Việc đào đất khi xây dựng tầng hầm có không gian chật hẹp và thiếu không khí.
  • Ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như năng suất làm việc của công nhân nên cần trang bị hệ thống thông gió và chiếu sáng nhân tạo.

Một số lưu ý khi thi công tầng hầm nhà ở cao tầng

Việc thi công tầng hầm tuy rất thông dụng ở những ngôi nhà hiện đại, tuy nhiên cũng không thể phủ nhận những vấn đề bất cập trong lúc thi công. Lựa chọn một đơn vị xây dựng tầng hầm uy tín sẽ đảm bảo an toàn lao động, rút ngắn thời gian thi công và chi phí xây dựng hiệu quả cho gia chủ.

Một số lưu ý khi thi công tầng hầm mà chủ nhà nên nắm để tiện trao đổi và theo dõi tiến độ xây dựng:

  • Chống thấm ngược cho sàn hầm và vách tường.
  • Bê tông sàn và vách hầm cần được dùi kỹ, tránh rỗ và bọng làm ảnh hưởng đến kết cấu tầng hầm.
  • Khi làm hố thu nước cần trang bị máy bơm chìm hút nước khi mưa hoặc nước ngầm.
  • Nên rút hệ sắt tường vây, đổ cát san lấp để tránh ảnh hưởng đến chất lượng tầng hầm.
  • Diện tích xây dựng tối thiểu của tầng hầm dân dụng là 3 x 5m và thay đổi tùy vào mục đích sử dụng của gia chủ, việc này nên để các công ty xây dựng tư vấn và thiết kế cho phù hợp.
  • Đảm bảo điều kiện ánh sáng, bố trí cửa thông gió tự nhiên để tránh việc bí bách và ngạt khí nếu ở trong tầng hầm quá lâu, gây khó chịu và nguy hiểm đến sức khoẻ con người.
  • Không để vật dễ gây cháy nổ trong tầng hầm và nên bố trí bình chữa cháy hoặc hệ thống báo cháy khi thi công tầng hầm.
BIỆN PHÁP THI CÔNG TẦNG HẦM NHÀ PHỐ CAO TẦNG

Để tạo ra những ngôi nhà tiện nghi, Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Xây dựng An Cư đã không ngừng nâng cao trình độ nhân công và cập nhật kiến thức trong lĩnh vực xây dựng thường xuyên

Để thi công tầng hầm an toàn, bền chắc mà không ảnh hưởng đến kết cấu của ngôi nhà và các công trình dân dụng lân cận, quý khách cần tìm công ty xây dựng nhà ở có đội ngũ thi công giàu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao và đảm bảo an toàn lao động. Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Xây dựng An Cư đã thực hiện nhiều công trình thi công tầng hầm, thi công xây dựng nhà ở,… nhận được sự tín nhiệm, tin tưởng từ nhiều chủ đầu tư, khách hàng hiện nay. Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi qua hotline hoặc để lại thông tin tại website https://xaydungancu.com.vn/vi/lien-he để được tư vấn chi tiết nhất

-
Rate this post

© 2023 Copyright Xây Dựng An Cư