Những tiêu chuẩn kết cấu móng nhà 1 tầng mà bạn cần nắm rõ

Kết cấu móng nhà 1 tầng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ kết cấu của ngôi nhà. Do đó, trước khi thi công phần này, chúng ta phải tính toán và chuẩn bị thật kỹ càng bản vẽ cũng như quy trình xây dựng. Hôm nay, Xây Dựng An Cư sẽ chia sẻ đến các bạn tất tần tật về móng nhà 1 tầng kết cấu của nó nhé!

Những tiêu chuẩn kết cấu móng nhà 1 tầng mà bạn cần nắm rõ

Những tiêu chuẩn kết cấu móng nhà 1 tầng mà bạn cần nắm rõ

Khái niệm móng nhà? Tiêu chuẩn kết cấu móng nhà 1 tầng như thế nào?

Móng nhà được coi là một thành phần không thể thiếu trong quá trình thi công bất kỳ dự án công trình nào. Với vai trò là nền tảng cốt lõi, móng nhà có trách nhiệm chịu toàn bộ tải trọng của công trình truyền xuống lớp nền đất. Chúng là sự kết hợp của các vật liệu như gạch, đá hộc hoặc bê tông và được đặt ở phần cuối cùng của công trình. Để đảm bảo an toàn và ổn định cho ngôi nhà, việc thiết kế và xây dựng phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn chất lượng và đảm bảo kiên cố. Nếu không được xây dựng đúng cách, nó sẽ gây ảnh hưởng đến sự an toàn trong quá trình sử dụng như đổ, lún, nứt tường hoặc nứt mái.

Có bốn loại kết cấu móng nhà chính là: móng bè, móng đơn, móng băng và móng cọc.

Móng cọc

Móng cọc thường được áp dụng trong điều kiện nền đất yếu và tải trọng công trình lớn. Phù hợp với nhiều loại công trình do kết cấu và vật liệu cọc có đặc tính đa dạng.

Móng cọc được sử dụng trong nền đất yếu

Móng cọc được sử dụng trong nền đất yếu

Móng đơn

Móng đơn còn được biết đến là móng trụ hoặc móng cốc theo tên gọi dân gian. Đây là một phương pháp sử dụng cột và đế cột để tạo móng nền. Móng đơn thường đặt riêng lẻ và có hình dạng chủ yếu là hình vuông và hình chữ nhật. Có thể nói đây là phương pháp xây dựng móng tiết kiệm chi phí nhất so với các phương án khác.

Nhờ những đặc điểm trên, móng đơn đã trở thành lựa chọn phổ biến dùng để thi công kết cấu móng nhà 1 tầng, thiết kế bản vẽ móng nhà 1 tầng.

Kết cấu móng đơn nhà 1 tầng

Kết cấu móng đơn nhà 1 tầng

Móng băng

Móng băng còn được gọi là móng dài có khả năng chịu lực và kết nối các điểm cọc của móng. Móng băng gồm hai loại chính:

  • Móng băng 1 phương là loại móng có kích thước lớn và dày do phải chịu toàn bộ tải trọng của ngôi nhà.
  • Móng băng 2 phương được thiết kế theo 2 phương ngang và dọc vì khả năng chịu tải từ 2 phương do đó phương pháp này thường được ưu tiên sử dụng hơn.
Kết cấu móng băng nhà 1 tầng

Kết cấu móng băng nhà 1 tầng

Móng bè

Móng bè là phần nền bên dưới cột rộng được xây dựng theo hai phương. Đây là phương pháp thi công tận dụng tốt lớp đất ở bên trên mà không cần đào sâu để dựng móng. Độ dày của lớp móng bè này từ 0.5m đến 2m và có khả năng chịu tải theo hai phương giúp chịu tải trọng của công trình tốt.

Kết cấu móng bè

Kết cấu móng bè

Một số tiêu chuẩn về kết cấu móng nhà

Để đảm bảo chất lượng và an toàn trong thiết kế và xây dựng kết cấu móng nhà 1 tầng, cần phải tuân thủ một số nguyên tắc sau:

  • Các bước thực hiện giai đoạn móng và biện pháp thi công cần được phối hợp khảo sát và nghiên cứu cùng với các bên làm đường, làm công trình ngầm và các công việc khác được lưu ý trong quá trình thực hiện “chu trình không” (chu trình không là 1 chuỗi các công việc gồ lấp đất, đào hố móng, xây móng và xây nền).
  • Móng được thi công xây dựng trong điều kiện địa chất đặc biệt như đất lún, đất lắp hoặc móng của các công trình quan trọng. Thì cần phải tổ chức theo dõi biến dạng và chuyển vị của móng và công trình trong từng giai đoạn xây dựng. Các đối tượng cần được theo dõi và phương pháp đo được quy định cụ thể trong thiết kế, tính toán các chi phí cần thiết để lập mốc đo và thực hiện quá trình theo dõi.
Một số nguyên tắc cần lưu ý

Một số nguyên tắc cần lưu ý

  • Việc lựa chọn phương án xây dựng nền cần được đánh giá kỹ lưỡng dựa vào các số liệu khảo sát địa chất đã được thu thập trong quá trình thiết kế công trình. Nếu phát hiện số liệu trong thiết kế không giống với điều kiện thực tế thì cần thực hiện nghiên cứu và khảo sát bổ sung.
  • Các bộ phận kết cấu, cấu kiện, vật liệu được sử dụng trong thi công nền móng phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về thiết kế, tuân thủ các tiêu chuẩn quy định của Nhà nước và các điều kiện kỹ thuật tương ứng.
  • Công tác xây dựng kết cấu móng nhà 1 tầng cần được kiểm tra kỹ thuật bởi các chủ đầu tư hoặc cơ quan đặt hàng đối với các bộ phận có kết cấu quan trọng đã hoàn thành. Cần lập các biên bản nghiệm thu trung gian cho từng bộ phận để đảm bảo chất lượng công trình.

Tiêu chuẩn các loại móng nhà 1 tầng

Tiêu chuẩn kết cấu móng bè nhà 1 tầng

Việc bảo quản móng là một trong những giai đoạn quan trọng nhất. Độ ẩm của đất cần được đảm bảo, tránh phơi nắng quá lâu gây rạn đất và cũng cần tránh mưa ngấm vào lâu ngày gây ra hiện tượng xi măng chết. Quá trình xi măng kết dính với nhau thường mất từ 1 đến 2 ngày, do đó trong thời gian này cần bảo quản xi măng để tránh xảy ra sai sót.

Mặc dù móng bè phù hợp với cấu trúc địa hình đất yếu nhưng việc kiểm tra tính ổn định của nền đất là rất quan trọng. Cần tiến hành khảo sát kỹ lưỡng về chất lượng địa chất và xử lý kịp thời nhằm tránh lún sụt và sau lệch độ dày của nền móng.

Các cọc đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải trọng lực của công trình. Vì vậy, cần chú ý đến việc bố trí và thiết kế cọc phù hợp với yêu cầu của công trình, đảm bảo độ an toàn bộ công trình.

Tiêu chuẩn kết cấu móng đơn nhà 1 tầng

Bản vẽ kết cấu móng đơn nhà 1 tầng

Bản vẽ kết cấu móng đơn nhà 1 tầng

Giống với những loại kết cấu móng nhà 1 tầng khác, việc khảo sát thực tế về địa hình đóng vai trò vô cùng quan trọng. Là cơ sở để quyết định biện pháp xây dựng nền móng phù hợp. Nếu điều kiện địa chất tại vị trí đó không khớp với các tính toán trong thiết kế móng đơn thì cần tiến hành bổ sung số liệu phù hợp.

Các vật liệu, máy móc hỗ trợ và bộ phận kết cấu được sử dụng trong quá trình thi công xây dựng móng đơn phải đáp ứng đầy đủ yêu cầu của thiết kế.

Trong quá trình xây dựng kết cấu móng đơn nhà 1 tầng, cần thực hiện kiểm tra kỹ thuật bởi các cơ quan nhà nước.

Tiêu chuẩn kết cấu móng băng nhà 1 tầng

Nền đất bùn và đất ven ao thường trải qua những biến động do tác động từ thiên nhiên, môi trường và thay đổi khí hậu. Việc này có thể gây ra hiện tượng lún và sạt lở diện rộng, được xem là nền đất không đạt chuẩn.

Để giải quyết tình trạng này, nên tiến hành nghiên cứu và khảo sát mức độ sụt lún của nền đất địa hình. Dựa trên kết quả khảo sát sẽ đưa ra quyết định về phương pháp gia cố nền móng nhằm ổn định bề mặt trước khi tiến hành công tác xây dựng.

Cần lưu ý rằng, việc lựa chọn loại móng băng phụ thuộc vào từng công trình cụ thể. Điều này giúp quá trình thi công và xây dựng trong các giai đoạn tiếp theo của công trình được thực hiện theo đúng ý muốn, đạt chất lượng cao và hiệu quả tốt.

Quy trình thi công móng nhà chuẩn

Quy trình thi công móng nhà

Quy trình thi công móng nhà

Tùy vào mỗi công trình mà sẽ có quy trình thi công móng nhà khác nhau, dưới đây là một quy trình đơn giản và cơ bản để đảm bảo an toàn trong quá trình thi công:

  • Bước 1: Đào hố móng
  • Bước 2: Làm phẳng mặt hố móng
  • Bước 3: Kiểm tra độ cao lót móng có đạt tiêu chuẩn không
  • Bước 4: Đổ bê tông lót & bắt đầu cắt đầu cọc
  • Bước 5: Tiến hành ghép cốp pha móng & đà kiềng móng
  • Bước 6: Đổ bê tông móng
  • Bước 7: Tháo dỡ cốp pha móng
  • Bước cuối cùng: Công tác bảo dưỡng bê tông móng sau khi đổ

Việc thực hiện quy trình này cần phải được tham khảo và lấy ý kiến từ các kỹ sư có kinh nghiệm. Do đó, việc có một đội ngũ thi công xây dựng chuyên nghiệp sẽ giúp bạn thi công móng nhà một cách vững chắc và an toàn nhất.

Bản vẽ của kết cấu móng nhà

Bản vẽ móng băng nhà 1 tầng

Bản vẽ móng băng nhà 1 tầng

Dưới đây là bản vẽ loại móng nhà 1 tầng, kết cấu móng nhà 1 tầng đơn giản. Bản vẽ áp dụng phương pháp thiết kế kết cấu móng băng nhà 1 tầng trong công trình.

Trong bản vẽ này có 1 số lưu ý về mặt kỹ thuật như sau:

  • Chiều dày bản móng móng băng thiết kế phổ thông (cm): khoảng 20 đến 35, tính đường chéo từ móng ra cạnh.
  • Bề ngang bản móng thiết kế phổ thông (cm): 90
  • Thép bản móng thiết kế phổ thông: Φ12a150
  • Dầm móng thiết kế phổ thông (cm): b30 x h50
  • Thép chủ, thép đai thiết kế phổ thông: 6Φ18 (thép chủ), Φ8a150 (thép đai)

Trên đây là tài liệu tham khảo hữu ích mà Xây Dựng An Cư vừa chia sẻ đến các bạn. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp Quý khách lựa chọn được loại kết cấu móng nhà 1 tầng phù hợp nhất với địa hình nhà mình.

Có thể bạn quan tâm ==>

Đơn giá xây dựng

Thi công nhà trọn gói

Địa chỉ: 36 Bàu Cát 7, Phường 14, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh

ĐT: (08)667 222 88 – Fax: (08)667 222 88

Trang web:  https://xaydungancu.com.vn/

Facebook: https://www.facebook.com/congtyxaydungancu/

Email: xaydungancu@gmail.com

Tư vấn xây dựng: 0903.997.279

Liên hệ công tác khác: 0933.834.369

-
Rate this post

© 2023 Copyright Xây Dựng An Cư