Hiện nay có một hiện trạng đang diễn ra là rất nhiều công trình thi công xong đều xảy ra hiện tượng sụt lún, nứt hay thậm chí là nghiêng – đổ – sập. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên, một trong số đó là do kết cấu của móng nhà. Móng nhà là phần chủ yếu để giúp công trình có thể chịu tải và chịu lực và tải trọng của toàn bộ ngôi nhà. Vậy móng nhà 5 tầng thì nên sử dụng loại gì. Hiện nay có những loại móng nào. Hãy cùng với xây dựng An Cư tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây nhé.

Cách chọn kết cấu móng nhà 5 tầng dễ thi công nhất 2023
Nhà 5 tầng nên dùng loại móng nào để chắc chắn, bền, đẹp
Hiện nay, trong lĩnh vực thiết kế xây dựng việc lựa chọn loại móng phù hợp và đảm bảo tính ổn định và bền vững cho căn nhà sau khi xây dựng là một yếu tố quan trọng. Nó phụ thuộc vào việc khảo sát việc khảo sát địa chất tại vị trí xây dựng, kích thước của căn nhà. Sau đây là 5 loại móng phổ biến mà Xây dựng An Cư đã sử dụng để làm móng nhà 5 tầng. Mời các bạn cùng nhau theo dõi nhé.
Móng bè
Với cái tên này, ta có thể dễ dàng hình dung đây là loại móng được thiết kế bằng cách trải rộng và kín gần như toàn bộ dưới phần công trình. Loại móng này giúp làm giảm áp lực của công trình trên nền đất.

Móng bè
Đây cũng được xem là một loại móng nông nhưng vẫn có khả năng phân tán lực nén từ trên công trình xuống nền đất. Chính vì lẽ đó, đây là loại móng được sử dụng phổ biến ở những nơi có nền đất yếu, có khả năng nén yếu dù không hay có nước do yêu cầu kết cấu của công trình.
Móng băng
Móng băng là một loại móng phổ biến trong xây dựng nhà ở, đặc biệt là móng nhà 5 tầng. Với ưu điểm là giúp công trình tránh khả năng nghiêng, lún lệch, và tránh hậu quả nghiêm trọng như sập nhà. Móng băng đảm bảo sự phân tán đều lực lên toàn bộ diện tích móng. Giúp đảm bảo tính ổn định của công trình.
Tuy nhiên, xây dựng móng băng đòi hỏi chi phí đáng kể. Do đó, chúng ta nên chỉ áp dụng móng băng cho các công trình có chiều rộng móng không quá 1,5m, nhằm tiết kiệm chi phí và dễ dàng hơn trong quá trình thi công. Việc này cũng giúp đảm bảo hiệu quả kỹ thuật và tài chính cho dự án xây dựng.

Móng băng
Lưu ý: Nếu kết cấu móng băng không được xây dựng một cách hợp lý. Việc này có thể làm cho công trình bị sụt lún, lệch hơn nhiều so với kết cấu móng đơn. Khi các hàng cột hay tường có cả hai phương thì dải móng băng giao nhau có kết cấu dạng ô cờ trên mặt bằng. Móng băng ở hồi nhà thường được sử dụng phải tốt hơn móng băng dọc nhà, móng băng tường ngăn. Thường đặt phần đáy móng băng cùng chiều sâu nên móng băng ở hồi nhà thường rộng hơn.
Móng nông
Đây loại móng thường được sử dụng làm móng nhà 5 tầng. Một loại móng được thiết kế và xây dựng trong hố đào trên mặt đất và sau đó được lấp đất lại. Loại móng này thường được sử dụng trong xây dựng các công trình có quy mô vừa và nhỏ. Tùy thuộc vào tính chất của nền đất tại vị trí xây dựng, chúng ta có thể xây dựng nhà với số tầng phù hợp trên móng nông, nhưng thường hạn chế là không nên vượt quá 5 tầng.
Móng nông đảm bảo tính ổn định cho công trình xây dựng, đồng thời giúp phân tán tải trọng lên diện tích rộng hơn. Tuy nhiên, do yếu tố hạn chế về chiều cao và khả năng chịu tải của móng nông, nên thường được áp dụng cho các công trình có quy mô nhỏ và trung bình.
Móng sâu
Đây là loại móng được hạ xuống nền và có thể lấy phần đất từ móng lên.
Móng đơn
Đây là dạng móng được xây dựng riêng lẻ. Chúng được xây dựng cao và nổi hẳn lên mặt đất. Tùy thuộc theo bảng thiết kế xây dựng tổng thể của ngôi nhà mà phần móng có thể có các loại hình dạng khác nhau như vuông, chữ nhật, tròn,… Đây được đánh giá là loại móng giúp tiết kiệm chi phí cung như dễ dàng xây dựng nhất hiện nay.
Móng cọc
Đây là loại móng được xây dựng ở vị trí có nền đất tốt hay phía dưới là nền sỏi. Với móng cọc sẽ có các loại móng cọc sẽ có các cọc và đài cọc truyền thẳng toàn bộ tải trọng của công trình xuống phần đất nền. Hiện nay, có rất nhiều loại cọc được ứng dụng trong quá trình thi công móng cọc. Ví dụ như: cọc tre, cọc cừ tràm, cọc bê tông,…

Móng cọc
Kết cấu móng nhà 5 tầng nên sử dụng loại nào
Từ những phân loại móng trên chúng ta cũng có thể thấy có những yếu tố khác nhau ảnh hưởng trực tiếp đến việc lựa chọn móng nhà. Ta có thể kể đến như kết cấu nền đất, khả năng tài chính, hay thiết kế công trình.
Nếu như nền đất của bạn tốt thì chúng ta hoàn toàn có thể lựa chọn hầu hết các loại móng trên đều phù hợp. Nếu như bạn xây nhà trên những khu vực đất có kết cấu yếu. Bạn nên lựa chọn những loại móng cọc, móng bè, móng sâu, móng băng,…
Quy trình xây dựng kết cấu móng nhà 5 tầng dễ hiểu nhất
Dưới đây là quy trình xây dựng kết cấu móng nhà 5 tầng được chính Xây dựng An Cư thực hiện trong suốt quá trình thi công xây dựng cho khách hàng. Mời các bạn theo chân An Cư tìm hiểu 10 bước dưới đây nhé!
- Bước 1: Chuẩn bị thi công
- Đánh dấu vị trí và kích thước móng trên bề mặt đất
- Chuẩn bị các nguyên vật liệu, công cụ và thiết bị cần thiết trước khi thi công
- Bước 2: Đóng móng cọc
- Tiến hành đóng móng cọc theo đúng thiết kế và quy trình kỹ thuật
- Lựa chon loại móng phù hợp với từng loại công trình khác nhau: cọc tre, cọc tràm,…
- Bước 3: Đào hố móng
- Tiến hành đào hố móng theo đúng kích thước như yêu cầu bản vẽ
- Loại bỏ toàn bộ đất và tạp chất nhằm tạo không gian cho móng
- Bước 4: Làm phẳng mặt hố móng
- Chuẩn bị phần mặt đáy hố móng bằng cách lắp đất và nén thành một không gian phẳng
- Bước 5: Kiểm tra cao độ và đổ lớp bê tông cốt móng
- Kiểm tra cao độ của móng và điều chỉnh lớp bê tông cần thiết
- Đổ một lớp bê tông mỏng nhằm tạo một về mặt phẳng và giúp phần móng trở nên chắc hơn
- Bước 6: Cắt đầu cọc móng
- Cắt phần đầu cọc móng đến mức độ và chiều cao được yêu cầu
- Bước 7: Đổ bê tông
- Tiến hành cho bê tông vào hố móng. Đảm bảo bê tông được trải đều tạo kết cấu rắn chắc
- Bước 8: Tháo cốp pha móng
- Tháo cốp pha sau khi bê tông đã đủ khả năng chịu tải
- Bước 9: Bảo dưỡng phần bê tông
- Tiến hành thực hiện quá trình bảo dưỡng bê tông. Tạo điều kiện cho bê tông có thể khô cứng lại.
- Bước 10: Thi công – xây dựng kết cấu móng nhà 5 tầng
- Tiếp tục hoàn thành phần công tác kết cấu và xây dựng các tầng trên móng. Để hoàn thành công trình nhà 5 tầng.
Quy trình xây dựng kết cấu móng nhà 5 tầng dễ hiểu nhất mà bạn phải biết
- Tiếp tục hoàn thành phần công tác kết cấu và xây dựng các tầng trên móng. Để hoàn thành công trình nhà 5 tầng.
Bí quyết chọn nhà thầu xây dựng chính xác nhất
Vấn đề cuối cùng mà Xây dựng An Cư muốn đề cập đến trong bài viết này đó chính là bí quyết chọn nhà thầu Xây dựng. Dù bạn có hiểu biết hay có kiến thức trong lĩnh vực xây dựng thì bạn cũng không thể nào tự mình thi công một ngôi nhà được. Bạn chỉ có thể tự chọn lựa vật tư xây dựng, nội thất, màu sơn. Tuy nhiên, những công đoạn xây dựng khác thì bạn nên giao cho phía nhà thầu có kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng nhà 5 tầng trong ngành.
Tùy theo kết cấu, địa chất và quy mô của móng nhà 5 tầng. Mỗi ngôi nhà sẽ có một kiểu thi công sao cho phù hợp với những yếu tố trên. Tuy quy trình thi công giống nhau nhưng việc đảm bảo chất lượng thi công của ngôi nhà là khác nhau. Chính vì thế, bạn nên cân nhắc trước khi áp dụng vào việc thi công ngôi nhà của mình nhé.
Hy vọng bài viết về móng nhà 5 tầng trên sẽ giúp sẽ giúp cho các bạn có thật nhiều thông tin thật hữu ích. Nếu bạn đang quan tâm hay tìm kiếm một đơn vị có khả năng xây nhà trọn gói. Hãy liên hệ ngay với Xây dựng An Cư để có thể nhận được hỗ trợ kịp thời ngay nhé.
Công ty thiết kế xây dựng nhà phố An Cư, chuyên thiết kế thi công giám sát xây dựng nhà phố, biệt thự, thầu xây dựng uy tín, nhà thầu chuyên nghiệp
Địa chỉ: 36 Bàu Cát 7, Phường 14, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh
ĐT: (08)667 222 88 – Fax: (08)667 222 88
Website: https://xaydungancu.com.vn/
Facebook: https://www.facebook.com/congtyxaydungancu
Email: xaydungancu@gmail.com
Tư vấn xây dựng: 0903.997.279
Liên hệ công tác khác: 0933.834.369