Mosaic là gì? Những điều thú vị về nghệ thuật Mosaic

Nhắc đến nghệ thuật Mosaic, chúng ta không chỉ đề cập đến những bức tranh hoặc hình ảnh, mà còn là một phần của lịch sử và văn hóa của nhân loại. Từ những ngôi đền cổ xưa đến các kiệt tác kiến trúc đương đại, Mosaic luôn tồn tại và trải qua sự biến đổi để trở thành biểu tượng của sự sáng tạo và tinh thần con người. Tuy nhiên, nhiều người hiện nay vẫn đang tự hỏi Mosaic là gì? Trong bài viết này, Xây Dựng An Cư sẽ cùng các bạn giải đáp cho câu hỏi này nhé.

Mosaic là gì? Những điều thú vị về nghệ thuật Mosaic

1. Mosaic là gì?

Mosaic, còn được biết đến với cái tên “khảm hoặc “ghép mảnh,” đại diện cho một hình thức nghệ thuật trang trí độc đáo, nơi các tác phẩm hình ảnh được tạo ra từ sự kết hợp hoàn hảo của các mảnh nhỏ. Tận dụng những mảnh vật liệu nhỏ bé này, Mosaic sáng tạo nên những tác phẩm tổng hợp, thể hiện sự thống nhất trong tạo hình.

Mosaic là gì?

Mosaic là gì?

Các mảnh nhỏ được gọi là “vật để khảm,” thường có nguồn gốc từ các loại vật liệu rắn và phẳng. Chủ yếu có hình dạng vuông vức, bao gồm thủy tinh màu sặc sỡ, đá tự nhiên, gạch, gương, và kính. Khả năng lắp ghép tinh tế cùng chất lượng vật liệu là yếu tố quan trọng. Tạo nên giá trị độc đáo và mang tính chất nghệ thuật sâu sắc cho nghệ thuật Mosaic.

2. Lịch sử của nghệ thuật Mosaic

Nghệ thuật Mosaic có một hành trình lịch sử hấp dẫn kéo dài hơn 4000 năm. Bắt đầu từ thiên niên kỷ thứ 3 trước Công Nguyên, Mosaic đã xuất hiện tại khu vực Lưỡng Hà như một dạng trang trí độc đáo, sử dụng các mảnh ghép đá màu và ngà voi để tạo nên những tác phẩm rực rỡ. Khoảng 1500 năm trước Công Nguyên, Mosaic gốm đã ra đời, nhưng sự phát triển thực sự bắt đầu từ thời đế chế Ba Tư vào thế kỷ thứ 8 trước Công Nguyên. Tương tự như các loại vật liệu Mosaic khác, Mosaic gốm chủ yếu được sử dụng để trang trí cung điện và đền thờ.

Bức tranh Mosaic về hình ảnh Ulysses - thời kỳ La Mã, hiện đang được bảo quản tại Bảo tàng Bardo, Tunisia.

Bức tranh Mosaic về hình ảnh Ulysses – thời kỳ La Mã, hiện đang được bảo quản tại Bảo tàng Bardo, Tunisia.

Mosaic tiếp tục lan tỏa ảnh hưởng đến các nền văn minh Hy Lạp và La Mã cổ đại. Kỹ thuật khảm Mosaic nhanh chóng trở thành một phương pháp trang trí phổ biến, cũng như là lựa chọn không thể thiếu trong trang trí nội thất thời Trung Cổ. Từ đó, nghệ thuật Mosaic đã không ngừng phát triển cả về kỹ thuật và sắc màu, được nhiều thế hệ nghệ sĩ thừa kế và biến nó thành một thể loại nghệ thuật độc đáo, gắn liền với tên tuổi và danh tiếng.

3. Ứng dụng của phong cách nghệ thuật Mosaic

Hiện nay, Mosaic đã trở thành một biểu tượng của nghệ thuật thủ công phổ biến. Việc ứng dụng Mosaic đã lan rộng vào nghệ thuật trang trí cả nội thất và ngoại thất, cũng như trong xây dựng những tác phẩm tranh hoành tráng tại các khu vực công cộng. Phong cách này ngày càng được ưa chuộng trong lĩnh vực kiến ​​trúc, giúp các tác phẩm tranh ghép hiện đại trở nên sống động và sáng tạo hơn bao giờ hết.

Tổ hợp mẫu Mosaic (được biết đến như Girih) là hình thức phổ biến của nghệ thuật kiến trúc văn hóa Hồi giáo

Tổ hợp mẫu Mosaic (được biết đến như Girih) là hình thức nghệ thuật kiến trúc văn hóa Hồi giáo phổ biến.

Không chỉ xuất hiện trên những bức tranh và tường, nghệ thuật Mosaic còn tồn tại khắp nơi. Từ những băng ghế dưới bóng cây ở các công viên, đến các lối đi bộ tạo điểm nhấn ấn tượng. Các bậc thang công cộng cũng trở nên sinh động hơn với những họa tiết Mosaic độc đáo. Thậm chí, Mosaic đã khám phá sự đa dạng trong việc trang trí những vật nhỏ như gương nghệ thuật, chậu hoa, và đồ trang sức.

Vòng tròn Zodiac trên sàn của Giáo đường Do Thái Sepphoris

Vòng tròn Zodiac trên sàn của Giáo đường Do Thái Sepphoris.

Bên cạnh đó, Mosaic còn tự hào được thể hiện như một dạng nghệ thuật đường phố (street art), làm phong phú thêm không gian đô thị bằng những tác phẩm đầy màu sắc và tinh tế. Nghệ thuật Mosaic đã thể hiện tiềm năng không giới hạn trong việc tạo nên những tác phẩm ấn tượng và cuốn hút.

Xem thêm: Đá thạch anh là gì? Tác dụng của đá thạch anh trong phong thủy

4. Một số tác phẩm và kiến trúc từ nghệ thuật Mosaic

Phòng khách sử dụng phong cách mosaic tạo điểm nhấn

Phòng khách sử dụng phong cách mosaic tạo điểm nhấn.

Bức tranh khảm Mosaic được đặt chính giữa phòng khách

Bức tranh khảm Mosaic được đặt chính giữa phòng khách.

Thiết kế nội thất theo phong cách nghệ thuật mosaic

Thiết kế nội thất theo phong cách nghệ thuật mosaic.

Trang trí nội thất Mosaic

Trang trí nội thất Mosaic.

Tường khảm Mosaic hoa lá giúp không gian nhà vệ sinh trở nên thư giãn hơn

Tường khảm Mosaic hoa lá giúp không gian nhà vệ sinh trở nên thư giãn hơn.

Nội thất phòng tắm Mosaic ấn tượng

Nội thất phòng tắm Mosaic ấn tượng.

Tường Mosaic làm tăng thêm độ sang trọng, xa hoa cho ngôi nhà

Tường Mosaic làm tăng thêm độ sang trọng, xa hoa cho ngôi nhà.

Tấm cửa kéo làm từ tranh khảm Mosaic độc đáo

Tấm cửa kéo làm từ tranh khảm Mosaic độc đáo.

Mặt bàn cafe dùng phong cách nghệ thuật Mosaic

Mặt bàn cafe dùng phong cách nghệ thuật Mosaic.

Mẫu nhà tắm Mosaic đẹp

Mẫu nhà tắm Mosaic đẹp.

Mosaic Nghệ thuật và Đồ nội thất

Mosaic Nghệ thuật và Đồ nội thất.

Ứng dụng phong cách Mosaic cho thiết kế nội thất nhà bếp

Ứng dụng phong cách Mosaic cho thiết kế nội thất nhà bếp.

Sân ngoài nhà được lát bằng gạch Mosaic

Sân ngoài nhà được lát bằng gạch Mosaic.

Kiến trúc hoa văn Mosaic độc đáo được tìm thấy ở các công trình nổi tiếng

Kiến trúc hoa văn Mosaic độc đáo được tìm thấy ở các công trình nổi tiếng.

Áp dụng phong cách Mosaic làm cho phòng tắm trở nên tinh tế hơn bao giờ hết

Áp dụng phong cách Mosaic làm cho phòng tắm trở nên tinh tế hơn bao giờ hết.

Mosaic là gì? Những điều thú vị về nghệ thuật Mosaic 1

Mosaic là gì? Những điều thú vị về nghệ thuật Mosaic 2

Mosaic là gì? Những điều thú vị về nghệ thuật Mosaic 3

Mosaic là gì? Những điều thú vị về nghệ thuật Mosaic 4

Mosaic là gì? Những điều thú vị về nghệ thuật Mosaic 5

Mosaic là gì? Những điều thú vị về nghệ thuật Mosaic

Mosaic là gì? Những điều thú vị về nghệ thuật Mosaic

Mosaic là gì? Những điều thú vị về nghệ thuật Mosaic

Mosaic là gì? Những điều thú vị về nghệ thuật Mosaic

Mosaic là gì? Những điều thú vị về nghệ thuật Mosaic 7

Xem thêm: Tổng hợp mẫu thiết kế nội thất đẹp hiện đại nhất

5. Các kĩ thuật phổ biến trong nghệ thuật Mosaic

Trước khi đào sâu vào khám phá các kỹ thuật và phương pháp thi công phổ biến trong lĩnh vực Nghệ thuật Mosaic, hãy bắt đầu bằng việc khám phá các thuật ngữ quen thuộc liên quan đến nó!

  • Những mảnh nhỏ được sử dụng để tạo nên các tác phẩm Mosaic được gọi là “vật để khảm” (tessera – tesserae).
  • Các khoảng trống giữa những vật để khảm được điền bằng vữa hoặc chất kết dính, được gọi là “kẽ hở” (interstice).
  • Khái niệm “Andamento” có thể được hiểu như “nhịp điệu,” mô tả chuyển động và sự lưu chuyển của các mảnh nhỏ trong một tác phẩm Mosaic.
  • Cuối cùng, cách mà các mảnh nhỏ được cắt và sắp xếp tạo nên một “tác phẩm” hoàn chỉnh được gọi là “opus.”

Từ những thuật ngữ độc đáo và các cách thức biểu đạt khác biệt, nghệ thuật Mosaic phát triển thành nhiều kỹ thuật phổ biến đa dạng như sau:

Các kĩ thuật phổ biến trong Nghệ thuật Mosaic (Mosaic Art)

Các kĩ thuật trong Nghệ thuật Mosaic (Mosaic Art).

5.1. Opus regulatum

Bằng cách áp dụng một mạng lưới, tất cả các mảnh vật để khảm (tesserae) được sắp xếp theo hàng ngang và dọc.

Kỹ thuật Opus regulatum trong nghệ thuật Mosaic

5.2. Opus tessellatum

Mảnh vật để khảm chỉ được sắp xếp theo một hướng duy nhất, có thể là dọc hoặc ngang (không phải cả hai hướng như Opus regulatum). Kích thước của những mảnh vật để khảm trong phong cách Opus tessellatum thường lớn hơn khoảng 4mm. Kỹ thuật Opus tessellatum thường được áp dụng trong tranh khảm của văn minh Hy Lạp và La Mã cổ điển.

Kỹ thuật Opus Tessellatum trong nghệ thuật Mosaic

5.3. Opus vermiculatum

Opus vermiculatum là biểu tượng hình thức tinh tế của nghệ thuật Mosaic. Các mảnh vật để khảm được mô hình theo các đường tạo hình, thể hiện hình dáng tổng thể của tác phẩm. Opus vermiculatum đặc biệt tập trung vào các yếu tố chính của thiết kế cùng những chi tiết gần, bằng cách tạo ra hiệu ứng “ánh sáng và bóng” quanh đối tượng chính, tương phản màu sắc đỉnh cao. Các mảnh vật để khảm thường có hình vuông. Đây là một trong những phong cách đòi hỏi tinh xảo và phức tạp nhất trong nghệ thuật Mosaic.

Kỹ thuật Opus vermiculatum trong nghệ thuật Mosaic

5.4. Opus musivum

Các mảnh vật để khảm được sắp xếp theo một hoặc nhiều dải theo các cạnh của hình vẽ chính, giống như Opus vermiculatum. Tuy nhiên chúng không được xếp chồng lên nhau và không che phủ toàn bộ phần nền.

Kỹ thuật Opus musivum trong nghệ thuật Mosaic

5.5. Opus palladianum

Không tuân theo mô hình sắp xếp thông thường thành hàng, các mảnh vật để khảm được sắp xếp theo hình dạng không thường và không tuân theo một mô hình sắp xếp cụ thể.

Kỹ thuật Opus palladianum trong nghệ thuật Mosaic

5.6. Opus sectile

Đây là một phương pháp kỹ thuật phổ biến trong văn minh La Mã cổ điển và thời Trung Cổ, thường được áp dụng trên tường và sàn nhà. Các mảnh vật để khảm được cắt thành những miếng lớn, có độ lớn đủ để tạo ra sự hình thành gần như toàn bộ hình ảnh. Các vật để khảm thường được làm bằng các loại vật liệu như đá cẩm thạch, ngọc trai và thủy tinh.

Kỹ thuật Opus sectile trong nghệ thuật Mosaic

5.7. Opus classicum

Kết hợp Opus vermiculatum với một trong hai phương pháp Opus regulatum hoặc Opus tessellatum. Các mảnh vật để khảm được đặt dọc theo các đường nét chấm phá trên nền, tuân theo phong cách Opus tessellatum hoặc Opus regulatum. Phương pháp này tạo ra một hiệu ứng hình ảnh sắc nét và rõ ràng hơn bao giờ hết.

Xem thêm: Granite là gì? Gạch Granite là gì? Giải đáp các thắc mắc phổ biến

5.8. Opus circumactum

Vật để khảm được đặt chéo theo hình bán nguyệt hoặc hình quạt.

Kỹ thuật Opus circumactum trong nghệ thuật Mosaic

5.9. Micromosaic (Mosaic siêu nhỏ)

Được thực hiện dưới một dạng đặc biệt của khảm. Trong đó sử dụng các mảnh vật để khảm vô cùng nhỏ, làm từ thuỷ tinh hoặc men, để tạo ra những hình ảnh tượng trưng nhỏ. Chẳng hạn như những biểu tượng Byzantine đặc trưng hoặc những mẫu đồ trang sức tinh xảo trong thời kỳ Renaissance.

Tranh Mosaic Mô tả về Nhà thờ Hồi giáo Xanh của Istanbul

Tranh Mosaic Mô tả về Nhà thờ Hồi giáo Xanh của Istanbul.

6. Màu sắc trong nghệ thuật Mosaic

Phong cách màu sắc trong Nghệ thuật Mosaic được biểu thị qua các sắc thái màu, độ sâu và mức độ tương phản. Mosaic thường sử dụng các tông màu cơ bản (ví dụ như đỏ, vàng, hoặc xanh) hoặc các màu nổi bật nhất có trong bảng màu. Bằng cách kết hợp các mảnh màu đen, Mosaic tạo ra các sắc độ đậm hơn, và ngược lại, thêm màu trắng để làm nhạt đi màu sắc. Điều này tạo nên sự tương phản mạnh mẽ về màu sắc trong các tác phẩm Mosaic.

Có thể bạn quan tâm:

7. Các phương pháp khảm Mosaic

Để thực hiện những phong cách đa dạng như đã được giới thiệu ở trên, nghệ thuật khảm Mosaic còn có ba phương pháp chính để thực hiện: phương pháp trực tiếp, phương pháp gián tiếp và phương pháp kết hợp gián tiếp.

7.1. Phương pháp trực tiếp

Phương pháp xây dựng tác phẩm bằng cách trực tiếp đặt hoặc dán các mảnh vật để khảm trên bề mặt hỗ trợ. Phương pháp này thường được áp dụng cho các bề mặt ba chiều và có chiều cao hạn chế, chẳng hạn như chậu hoa, bình, lọ, hoặc các tác phẩm nhỏ. Điểm mạnh của phương pháp trực tiếp là bạn có thể theo dõi tiến trình tạo hình dần dần, giúp bạn điều chỉnh vị trí các mảnh vật nhỏ theo mong muốn.

Phương pháp thi công tranh Mosaic trực tiếp

Phương pháp thi công tranh Mosaic trực tiếp.

Tuy nhiên, thách thức của phương pháp này nằm ở thời gian. Bạn cần hoàn thành tác phẩm trong thời gian ngắn vì xi măng hoặc chất kết dính sẽ khô và không thể sử dụng sau một thời gian dài.

Hình ảnh người thợ đang thi công kiến trúc Mosaic

7.2. Phương pháp gián tiếp

Phù hợp cho các dự án quy mô lớn hoặc vùng ghép đòi hỏi hình dáng cụ thể. Bởi vì nó cho phép các nhà sáng tạo có đủ thời gian làm việc trên từng phần. Người thợ tạo hình trước khi gắn vĩnh viễn, tạm thời đặt các mảnh ghép lên một bề mặt có chất dính, sau đó vận chuyển và lắp đặt chúng vào vị trí cuối cùng. Thêm vào đó, nghệ thuật Mosaic trên băng ghế hoặc mặt bàn thường sử dụng phương pháp này để đảm bảo bề mặt được hoàn thiện mượt mà hơn.

Phương pháp khảm tranh nghệ thuật Mosaic gián tiếp

7.3. Phương pháp gián tiếp đôi

Đặt các mảnh vật để khảm lên một lớp keo dính tạm thời (như keo nhựa hoặc vôi mềm…). Khi hoàn thành, một bề mặt trung gian sẽ được đặt lên đó. Cẩn thận lật và gỡ các mảnh ghép ra khỏi lớp keo, trước khi xếp đặt chúng theo cách được mô tả trong phương pháp gián tiếp ở trên.

So với các phương pháp gián tiếp, đây là một kỹ thuật phức tạp yêu cầu kỹ năng tuyệt vời. Lợi thế quan trọng nhất của nó chính là mang lại khả năng cho nghệ sĩ kiểm soát trực tiếp kết quả cuối cùng, ví dụ như xác định số lượng mảnh ghép cần thiết.

Phương pháp khảm tranh nghệ thuật Mosaic gián tiếp đôi

Phương pháp khảm tranh nghệ thuật Mosaic gián tiếp đôi.

Hy vọng bạn có một ngày tràn đầy cảm hứng sáng tạo và khám phá thêm nhiều điều mới về thế giới của Nghệ thuật Mosaic!

Công ty Thiết kế Xây Dựng An Cư

-
Rate this post

© 2023 Copyright Xây Dựng An Cư