Công thức tính móng đơn chính xác và đơn giản nhất

Áp dụng công thức tính móng đơn chính xác không chỉ giúp tối ưu chi phí xây nhà trong quá trình thi công mà còn đảm bảo công trình được hoàn thiện với kết cấu vững chãi, chắc chắn. Chính vì thế, trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp đến bạn thông tin chi tiết về công thức tính bê tông móng đơn, công thức tính khối lượng móng đơn,…

CÔNG THỨC TÍNH MÓNG ĐƠN | ĐƠN GIẢN, CHÍNH XÁC NHẤT

Nên tìm hiểu về công thức tính khối lượng bê tông móng đơn trước khi tiến hành thi công công trình

Móng đơn là gì?

Móng đơn là loại móng phổ biến nhất hiện nay, đóng vai trò quan trọng không thể thiếu trong các công trình như nhà ở dân dụng, nhà cao tầng (tối đa 4 tầng), nhà kho,… Đây là loại móng được đặt dưới chân cột để đỡ cột lớn hoặc các cột nhỏ gần nhau.

Móng đơn được chia thành móng mềm, móng cứng, móng kết hợp, móng nằm riêng lẻ. Đồng thời, được xây dựng theo nhiều hình dạng khác nhau như hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn,… để phù hợp với từng loại công trình.

Ưu điểm nổi bật của móng đơn là thi công dễ dàng và chi phí thấp, thích hợp sử dụng để gia cố đất nền yếu.

Cấu tạo của móng đơn

CÔNG THỨC TÍNH MÓNG ĐƠN | ĐƠN GIẢN, CHÍNH XÁC NHẤT

Cấu tạo của móng đơn dưới tường

Trong các loại móng xây dựng, móng đơn có cấu tạo đơn giản nhất, chỉ gồm 4 bộ phận: giằng móng, cổ móng, bản móng và lớp lót bê tông.

Giằng móng

Đây là bộ phận chịu trách nhiệm nâng đỡ toàn bộ tường ngăn bên trên. Đồng thời giúp giảm độ lún giữa các móng cho công trình.

Cổ móng

Cổ móng là phần tiếp xúc trực tiếp với nền, đóng vai trò liên kết các kết cấu chịu lực cho phần tường và cột. Thông thường, cổ móng sẽ có kích thước bằng với cột của tầng trệt. Tuy nhiên, để bảo vệ lớp bê tông ở phía trên một cách chắc chắn nhất, trong nhiều trường hợp, cổ móng sẽ được mở rộng thêm 2.5cm ở các phía.

Bản móng

Được vát để tạo độ dốc vừa phải và tính toán với kích thước phù hợp từng công trình cụ thể. Thông thường, phần đáy của bản móng sẽ được thiết kế theo hình chữ nhật.

Lớp lót bê tông

Được đặt phía dưới lớp bê tông móng, cấu kiện tiếp xúc với đất hoặc giằng móng để làm sạch và phẳng hồ móng. Đồng thời, giữ vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn sự mất nước của xi măng.

Thông thường, lớp lót bê tông sẽ có độ dày khoảng 100mm.

Bên cạnh đó An Cư hiện nay cũng là một trong những đơn vị thiết kế thi công hoàn thiện nhà phố với mới giá tốt nhất. Bạn có thể tham khảo qua các cập nhập mới nhất của AnCu để biết thêm thông tin

Công thức tính móng đơn

Trong thiết kế xây dựng nhà phố, để tạo ra một công trình hoàn thiện, đảm bảo tốt nhất về độ bền chắc, tuổi thọ thì việc tính toán các hạng mục thi công, đặc biệt là móng đơn đóng vai trò vô cùng quan trọng.

CÔNG THỨC TÍNH MÓNG ĐƠN | ĐƠN GIẢN, CHÍNH XÁC NHẤT

Áp dụng đúng công thức tính thể tích móng đơn giúp công trình được hoàn thiện nhanh chóng, tối ưu chi phí

Dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn cách tính móng đơn đơn giản cũng như cách tính thể tích móng đơn. Cùng tham khảo nhé!

Công thức tính móng đơn cơ bản

R = m(A.γ.b+B.q+D.c)

Trong đó:

  • b là chiều rộng bề mặt đáy của móng.
  • q là tải trọng một bên của móng.
  • c là lực dính theo đơn vị của những lớp nền đất.
  • A, B, D là những thông số phụ thuộc vào các góc ma sát trong của đất.
  • m là hệ số ở điều kiện có thể làm việc của nền móng đơn.
  • γ là hệ số.

Lưu ý:

  • Khi tải trọng được đặt đúng tâm: P ≤ R.
  • Khi tải trọng lệch tâm: P ≤ 1.2 R.

Công thức tính thể tích móng đơn theo hình dạng của đáy móng

Đây cũng là công thức quan trọng, quyết định đến kích thước móng hoàn thiện, tải trọng chịu lực cũng như tuổi thọ của công trình.

Công thức này không cố định mà sẽ phụ thuộc vào hình dạng của đáy móng. Cụ thể như sau:

Hình dạng đáy móng Công thức tính Ứng dụng thường gặp
Hình tam giác S = (bh)/2 Tính khối lượng các kết cấu có hình tam giác.
Hình chữ nhật S = a.b Tính khối lượng ván khuôn, trát, ốp, sơn,…
Hình tròn S = πR² Tính khối lượng sàn, cửa gió.
Hình vành khuyên S = [π(D² – d²)]/4 Tính khối lượng thép ống, cọc rỗng, các kết cấu có hình vành khuyên,…
Hình thang S = [(a+b)/2]*h Tính khối lượng các kết cấu có hình thang.
Hình lập phương V = a3 Tính thể tích cục bê tông đối trọng.
Hình hộp V = a.b.c
Sxq = 2.(a.c+b.c)
Tính thể tích bê tông móng, dầm, sàn, cột,…
Hình đống cát V = (h/6)[a.b + (a + a1).(b + b1) + a1.b1] Tính khối lượng đào đất hồ móng, bê tông móng,…
Hình ống V = (π/4).h.[D² – d²]
Sxq = π.h.D
Tính khối lượng bê tông cọc rỗng, cọc ống thép.

Móng đơn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong các công trình xây dựng. Do đó, dù là đơn vị thi công công trình hay chủ đầu tư, bạn cũng cần phải quan tâm đến công thức tính móng đơn để có những biện pháp xây dựng phù hợp nhất, đảm bảo chất lượng công trình. Hy vọng rằng những thông tin được cung cấp trong bài viết này đã giúp bạn có thêm những kiến thức bổ ích, cần thiết để áp dụng vào chính công trình của mình.

-
Rate this post

© 2023 Copyright Xây Dựng An Cư