Thiết kế nhà phố có gác lửng được xem là biện pháp tối ưu hóa diện tích cho những không gian sống có diện tích nhỏ, hẹp. Việc xây dựng tầng lửng không ảnh hưởng nhiều đến chiều cao của ngôi nhà, ngược lại có thể tăng thêm diện tích và không gian sử dụng. Để có được một không gian tầng lửng đẹp, thuận tiện, sang trọng, Quý gia chủ cần lưu ý những vấn đề sau đây mà An Cư chia sẻ.
Cần xác định rõ công năng sử dụng của gác lửng
Trước khi tiến hành xây dựng tầng lửng, gia chủ cần xác định rõ ràng công năng sử dụng để làm gì và phục vụ cho ai. Việc xác định rõ nhu cầu sẽ giúp cho gia chủ và kiến trúc sư định hình về thiết kế và bố cục của gác sau khi hoàn thành, tránh việc xây dựng không đúng công năng, nhu cầu.
Bên cạnh đó, việc xây dựng gác lửng cho đối tượng sử dụng là ai, cần yêu cầu gì thì cũng sẽ giúp có thiết kế gác lửng phù hợp hơn. Ví dụ như xây dựng tầng tum, tầng lửng cho trẻ nhỏ thì bố mẹ cần lưu ý đảm bảo yếu tố an toàn, gác lửng dùng để chứa đồ thì phải đảm bảo chắc chắn, chịu lực tốt, đối với mục đích làm phòng sinh hoạt thì yêu cầu cần đảm bảo không gian thoáng.
Cần tuân thủ quy định pháp lý khi xây dựng tầng lửng
Quy định pháp luật có quy định rất rõ ràng về chiều dài và diện tích cụ thể khi xây dựng gác lửng. Cụ thể tầng lửng thường được xây dựng khoảng 80% so với diện tích tầng trệt.
Ngoài ra, gia chủ cũng cần phải lưu ý nhưng quy định như, công trình có lộ giới > 3.5m được phép làm tầng lửng. Quyền quyết định muốn làm tầng lửng hay không phụ thuộc vào gia chủ.
Đối với những công trình xây dựng riêng lẻ thì khi diện tích sàn tầng lửng không vượt quá 65% diện tích tầng trệt, thì tầng lửng KHÔNG được tính vào vào số tầng của công trình đó. Chiều cao từ nền sàn trệt đến nền sàn lầu 1 là 5.8m. Nếu Bạn muốn làm tầng lửng thì chiều cao từ nền sàn tầng trệt đến sàn lửng là khoảng 3.0m, chiều cao từ sàn lửng lên đến sàn lầu 1 là 2.8m.
Tham khảo thêm: Dịch vụ xin phép xây dựng
Nguyên tắc thiết kế tầng lửng
Ngoài tuân thủ quy định của pháp luật, khi thi công tầng lửng, gia chủ cũng cần tuân thủ nguyên tắc như:
- Đảm bảo chiều cao tầng lửng không thể đụng đầu khi di chuyển
- Không thiết kế gác lửng quá thấp làm cho không gian tầng trệt bị bức bối, tối.. đảm bảo chiều cao từ 3.0m – 3.2m.
- Ngoài ra, gia chủ cũng cần chú ý tính toán tải trọng của gác lửng và bố trí phương án thi công hợp lý.
- Thiết kế cầu thang lên xuống và phù hợp và chắc chắn.
- Tuân thủ những yếu tố về màu sắc, vật liệu, phong thủy
Xây dựng nền móng vững chắc
Khi xây dựng tầng lửng có nghĩa là công trình của bạn phải chịu thêm một tải trọng nữa. Chính vì vậy, công trình phải có nền móng vững chắc, đó cũng là một trong những lưu ý mà bạn không nên bỏ qua.
Gia chủ nên thi công xây dựng đổ sàn toàn khối (dầm, đà và sàn đổ bê tông cùng một lúc, tạo thành một khối). Bố trí thêm các cột chính chịu lực cho tầng lửng, nếu khoảng cách 02 cột cách nhau > 5.0m, hãy bố trí thêm cột kẹp (cột bổ trụ có kích thước 10x20cm)
Bố trí thép sàn và đà gác lửng giống với các sàn tầng khác. Nếu có nhà vệ sinh thì code nền vị trí nhà vệ sinh nên thấp hơn nền sàn tầng lửng từ 3.0cm – 5.0cm.
Lựa chọn vật liệu xây dựng tầng lửng
Vật liệu được lựa chọn để xây dựng tầng lửng cần phải hài hòa với tổng thể thiết kế của ngôi nhà. Nếu một ngôi nhà gỗ hoặc chọn màu gỗ thì gác xếp cũng nên dùng gỗ cho đồng bộ, ngược lại nếu ngôi nhà thiết kế hiện đại theo kiểu trong suốt thì nên dùng kính cường lực cao cấp cho gác xép.
Với những chia sẻ của An Cư, hi vọng quý vị sẽ có thêm cho mình những kiến thức bổ ích về xây dựng, đặc biệt là việc xây dựng gác cho nhà mình.