Tổng hợp bản vẽ móng băng nhà 1, 2, 3 tầng vững chãi nhất

Xây nhà là việc ai cũng sẽ trải qua 1 đến 2 lần trong đời, vì vậy việc chuẩn bị kỹ càng và xây dựng nền móng vững chắc là vô cùng quan trọng. Móng nhà là một những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ kết cấu cũng như chất lượng của công trình, đặc biệt là móng băng. Hôm nay, Xây Dựng An Cư xin được chia sẻ đến các bạn các file cad bản vẽ móng băng dành cho nhà 1, 2, 3 tầng kiên cố và thông dụng nhất nhé!

Tổng hợp các bản vẽ móng băng nhà 1, 2, 3 tầng vững chãi nhất

Tổng hợp các bản vẽ móng băng nhà 1, 2, 3 tầng vững chãi nhất

Móng băng là gì? Ưu điểm của móng băng

Móng băng là 1 loại móng được đặt dưới hàng cột hoặc tường, có hình dạng dải dài và có thể giao nhau hoặc độc lập theo hình chữ thập. Móng băng trải dài theo phương ngắn của nhà gọi là băng 1 phương và bản vẽ móng băng 1 phương được áp dụng rất phổ biến trong công trình. Chức năng chính của móng băng là đỡ tường hoặc cột giúp tạo nền móng vững chắc cho ngôi nhà.

Móng băng sở hữu nhiều ưu điểm giúp tạo sự liên kết chắc chắn hơn giữa tường và cột theo hướng thẳng đứng. Ngoài ra, móng băng có tác dụng giảm áp lực tác động lên đáy móng giúp cho việc truyền tải trọng lượng của công trình xuống dưới được đều hơn, đảm bảo chất lượng kết cấu của công trình.

Bên cạnh những ưu điểm thì móng băng vẫn còn một số nhược điểm như chiều sâu không lớn dẫn đến khả năng ổn định, chống lật và chống trượt kém. Lớp đất bề mặt có khả năng chịu tải trọng thấp, điều này làm ảnh hưởng đến sức chịu tải chung của nền móng.

Đặc điểm của móng băng

Đặc điểm của móng băng

Cấu tạo của móng băng gồm:

Móng băng gồm lớp bê tông lót móng, bản móng chạy liên tục cấu tạo thành một khối dầm móng.

Lớp bê tông lót dày: 100mm

Kích thước móng phổ thông: (900 – 1200) x 350mm

Kích thước dầm móng phổ thông: 300 x (500 – 800)m

Thép bản móng phổ thông: Φ12a150

Thép dầm móng phổ thông: thép dọc 6Φ(18-22), thép đai Φ8a150

Các bản vẽ móng băng thông dụng

Tùy theo từng thiết kế mặt bằng 1, 2, 3 tầng mà sẽ có bản vẽ thiết kế móng băng khác nhau.

Bản vẽ thiết kế móng băng nhà 1 tầng

Đối với nhà 1 tầng, thiết kế móng không cần quá phức tạp nhưng vẫn phải đảo bảo chất lượng và đảm bảo kết cấu của công trình. Việc quyết định sử dụng loại móng và chiều sâu chôn móng dựa vào địa lí và địa hình của công trình.

Trong trường hợp địa hình bằng phẳng, phương án thích hợp là sử dụng móng nông, đối với địa hình ven biển thì nên chọn móng sâu.

Các yếu tố thủy văn cũng ảnh hưởng đến diện tích móng. Ví dụ độ sâu và vị trí của mạch nước ngầm hay xây gần ao hồ sông thì đều liên quan đến quyết định lựa chọn loại móng và độ sâu chôn móng.

Dưới đây là file cad bản vẽ móng băng nhà 1 tầng:

Thiết kế móng nhà 1 tầng

Thiết kế móng nhà 1 tầng

Thiết kế móng nhà 1 tầng chi tiết

Thiết kế móng nhà 1 tầng chi tiết

Một số lưu ý trong bản vẽ kỹ thuật như sau:

Dầm móng thiết kế phổ thông: b30(cm) x h50 (cm)

Thép chủ, thép đai thiết kế phổ thông: thép chủ 6Φ18, thép đai Φ8a150

Chiều dày bản móng móng băng thiết kế phổ thông: vát chéo từ dầm móng ra cạnh, từ 35(cm) và 20(cm).

Bề ngang bản móng thiết kế phổ thông: 90(cm)

Thép bản móng thiết kế phổ thông: Φ12a150

Bản vẽ thiết kế móng băng nhà 2 tầng

Khi xác định thiết kế bản vẽ móng băng nhà 2 tầng cần lưu ý một số điểm sau:

Tiến hành khảo sát địa chất là công việc đầu tiên và rất quan trọng để tính toán và phân bổ trọng tải một cách đồng đều dựa trên tình trạng địa chất thực tế.

Tiếp theo là lựa chọn phương án thiết kế phù hợp. Trong trường hợp đất nền bình thường, bạn có thể lựa chọn móng băng, với nền đất cứng và vững chắc thì có thể sử dụng phương án thiết kế móng đơn.

Ngoài ra, bạn nên lựa chọn nguyên vật liệu thi công móng chất lượng để đảm bảo tuổi thọ của công trình.

Bản vẽ thiết kế móng băng nhà 2 tầng

Bản vẽ thiết kế móng băng nhà 2 tầng

Thiết kế bản vẽ móng băng nhà 2 tầng vững chãi

Thiết kế bản vẽ móng băng nhà 2 tầng vững chãi

Dầm móng thiết kế phổ thông b30(cm) x h(50 -60)(cm).

Thép chủ , thép đai thiết kế phổ thông : thép chủ 6Φ(18-20), thép đai Φ8a150.

Chiều dày bản móng băng thiết kế phổ thông: vát chéo từ dầm móng ra cạnh, từ 35(cm) à 20(cm).

Bề ngang bản móng thiết kế phổ thông: 1-1,2(m).

Thép bản móng thiết kế phổ thông : Φ12a150.

Bản vẽ thiết kế móng băng nhà 3 tầng

Kết cấu cũng như thiết kế bản vẽ móng băng nhà 3 tầng đòi hỏi mức độ kỹ thuật phải cao hơn và tỉ mỉ hơn nhà 1, 2 tầng. Các yêu cầu bao gồm: lớp bê tông lót, lớp này có tác dụng tạo sự liên kết liên tục giữa các phần của móng tạo thành một khối vững chắc. Sự liên kết làm cho hệ thống móng trở nên vững chắc hơn và đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật trong quá trình thi công.

Phần đầu tiên của kết cấu móng băng nhà 3 tầng là lớp bê tông lót có độ dày khoảng 100mm. Độ dày càng lớn thì càng có lợi cho công trình, lớp bê tông đầu tiên được sử dụng nhằm tránh tiếp xúc trực tiếp giữa thép và mặt đất vì đất không có khả năng kết dính với bê tông cao và có thể gây ra hiện tượng sạt lở, làm móng nhà bị lệch và không đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật về kích thước.

Bản vẽ thiết kế móng nhà 3 tầng

Bản vẽ thiết kế móng nhà 3 tầng

Kích thước bản móng phổ thông của kết cấu móng băng nhà 3 tầng: (900-1200)x350 (mm).

Kích thước dầm móng phổ thông trong thi công kết cấu móng băng nhà 3 tầng được đề xuất với kích thước như sau: 300x(500-700) (mm).

Thép bản móng phổ thông: Φ12a150.

Thép dầm móng phổ thông: thép dọc 6Φ(18-22), thép đai Φ8a150.

Bản vẽ móng băng nhà 3 tầng

Bản vẽ móng băng nhà 3 tầng

Trên đây là các bản vẽ móng băng nhà 1, 2, 3 tầng mà Xây Dựng An Cư vừa chia sẻ đến các bạn. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn lựa chọn được loại móng phù hợp với địa hình đất của mình.

-
Rate this post

© 2023 Copyright Xây Dựng An Cư