Các Nghi Lễ Trong Xây Nhà Mà Bạn Cần Phải Biết

Có rất nhiều nghi lễ trong xây nhà mà bất cứ một người gia chủ cũng phải nắm rõ khi bắt tay vào xây dựng và hoàn thiện ngôi nhà. Hãy cùng An Cư khám phá một số nghi lễ và các lưu ý cần phải chú ý.

CÁC NGHI LỄ TRONG XÂY NHÀ MÀ BẠN CẦN PHẢI LƯU Ý        Các nghi lễ vào nhà mới bạn cần phải biết

Các nghi lễ trong xây dựng nhà ở

Công việc xây nhà là công việc vô cùng quan trọng, vậy nên để đảm bảo yếu tố tâm linh cũng như giúp người gia chủ yên tâm hơn, các nghi lễ được tiến hành trong suốt thời gian xây nhà. Dưới đây là một số nghi lễ phổ biến trong xây nhà.

Lễ động thổ

CÁC NGHI LỄ TRONG XÂY NHÀ MÀ BẠN CẦN PHẢI LƯU Ý

Lễ động thổ trước khi xây nhà

Thổ công là một vị thần linh trong tín ngưỡng dân gian của nước ta, vị thần này chịu trách nhiệm cai quản và giám sát, kiểm tra tất cả mọi công việc cai quản một vùng đất.Chính vì thế trong suy nghĩ nhiều người vị thần này rất có uy quyền trong việc trị đất, dẹp trừ các yêu quái và những kẻ xấu xa, giúp cho gia chủ có thể yên tâm làm ăn, buôn bán và đảm bảo sức khỏe của mình cũng như mọi thành viên trong nhà.

Lễ cúng thổ công là một nghi lễ rất đặc biệt, đây được coi như sự báo cáo về quá trình khởi công một ngôi nhà, cầu cho mọi việc đều thuận lợi, không để xảy ra sai sót nào và mong sự phù hộ, độ trì của vị quan thổ công. Tín ngưỡng này đã theo dân tộc Việt Nam qua nhiều thế hệ và trở thành nét đẹp tinh thần đặc trưng của dân tộc ta, với nhiễu ý nghĩa đặc biệt là cầu mong sự bình an, thoải mái và mọi điều tốt lành.

Đây là nghi lễ đầu tiên khi bắt đầu tiến hành việc xây dựng nhà ở, trước khi cất móng xây nhà. Nghi lễ này được xem như là một sự trình báo với quan thổ công, thổ địa khu vực đó về sự thay đổi và câu mong mọi sự bình an và tốt lành trong quá trình xây dựng nhà ở.

Lễ phạt mộc

Đây cũng tương tự như lễ cúng thổ công nhưng điều khác biệt duy nhất đó chính là nghi lễ được chính nhà thầu xây dựng tiến hành. Ý nghĩa của hành động này chính là báo cáo với tổ nghề để cầu mong mọi việc sẽ được tiến hành suôn sẻ.

 Lễ cất nóc

Lễ cất nóc là nghi lễ bắt buộc của ngôi nhà với mong muốn công trình sẽ gặp nhiều may mắn, thuận lợi và không xảy ra bất kỳ sai sót nào.

Lễ nhập trạch (an thổ)

Lễ nhập trạch ( an thổ ) là nghi lễ báo cáo việc ngôi nhà đã được làm xong và cảm ơn thân linh đã phù hộ trong suốt quá trình làm nhà.

Lễ động sàng

Đây được hiểu là nghi lễ dọn vào nhà mới và báo cáo thổ công về sự thay đổi, sau đó gia chủ sẽ mua sắm đồ đạc và tiến hành dọn dẹp để vào ở.

Lễ cài sào (lễ hoàn thành

CÁC NGHI LỄ TRONG XÂY NHÀ MÀ BẠN CẦN PHẢI LƯU Ý

Lễ vào nhà mới

Lễ cải sào là lễ mừng nhà mới đã được hoàn thành và gia chủ cũng đã chính thức dọn vào nhà mới để sinh hoạt. Gia chủ có thể kết hợp với buổi ăn mừng nhà mới và mời bạn bè, họ hàng đến chung vui, chúc mừng.

Một số lưu ý về lễ cúng động thổ nhà

CÁC NGHI LỄ TRONG XÂY NHÀ MÀ BẠN CẦN PHẢI LƯU Ý

Đồ cúng lễ bạn cần phải chuẩn bị

Đồ vật cần chuẩn bị:

•        Một bộ tam sên (1 miếng thịt luộc, 1 con tôm luộc, 1 trứng vịt luộc)

•        Một con gà.

•        Một đĩa xôi hoặc bánh chưng.

•        Một đĩa muối

•        Một bát gạo, Một bát nước.

•        Rượu trắng.

•        Bao thuốc, lạng chè.

•        Một bộ quần áo Quan Thần Linh, mũ, hia tất cả màu đỏ, kiếm trắng.

•        Một đinh vàng hoa.

•        Năm lễ vàng tiền.

•        Năm cái oản đỏ.

•        Năm lá trầu, năm quả cau. (hoặc 3 miếng trầu cau (đã têm)

•        Năm quả tròn (ngũ quả: 5 loại trái cây).

•        Chín bông hoa hồng đỏ.

•        1 đĩa muối gạo,

•        3 hũ nhỏ đựng muối-gạo-nước.

Đây là tất cả những đồ lễ mà gia chủ cần phải chuẩn bị cho lễ cúng thổ công, mỗi đồ lại đại diện cho một ý nghĩa khác nhau và tất cả đều cần được đầy đủ thì mới có thể tiến hành lễ dâng cúng cho thổ công.

Quy trình thực hiện

•        Khi động thổ: Người được gia chủ mượn tuổi hoặc nếu là tuổi của chính gia chủ thì bạn cần khấn vái thổ công theo đúng như những nghi lễ trên. Nếu như gia chủ đi mượn tuổi thì trong nghi lễ này cần tránh mặt và cách nhà từ khoảng cách 50

•        Khi nhập trạch: Người được gia chủ mượn tuổi hoặc nếu là tuổi của chính gia chủ làm thủ tục dâng hương , khấn thành lời bàn giao cho chủnhà. Gia chủ làm giấy tờ mua lại nhà với giá 100.000 đồng và khấn cầu, lễ theo phần nhập trạch.

•        Sau khi làm lễ động thổ gia chủ là người cầm cuốc bổ những nhát đầu tiên, trình với Thổ thần xin được động thổ, và sau đó đội thợ thi công sẽ tiến hành phần việc của mình

-

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

© 2023 Copyright Xây Dựng An Cư

Foxit PDF Editor Full Crack | Hướng Dẫn Tải Và Kích Hoạt Miễn Phí 2024 Chỉ dẫn Tải ProShow Producer 9 Full Crack Miễn Phí, nhanh chóng & Hiệu Quả [Bật mí]: thiết kế web ở HN ở đâu đáng tin cậy nhất?