Sơ đồ mạch điện cầu thang, cách lắp đặt và nguyên lý hoạt động

Hệ thống chiếu sáng cầu thang cực kỳ quan trọng trong việc di chuyển, sinh hoạt trong nhà. Vì vậy sơ đồ mạch điện cầu thang cực kỳ quan trong, việc đấu nối mạch phải chính xác tuyệt đối để đảm bảo chất lượng chiếu sáng và an toàn trong quá trình sử dụng. Cùng Xây Dựng An Cư tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!

Sơ đồ mạch điện cầu thang

Sơ đồ mạch điện ở cầu thang

Sơ đồ mạch điện cầu thang là gì?

Sơ đồ mạch đèn cầu thang, còn được gọi là mạch điện cầu thang, là hệ thống dây điện được sử dụng để kết nối bộ nguồn LED với nguồn điện chung. Các dây điện được kết nối với nhau để tạo thành một sơ đồ hoàn chỉnh. Vai trò chính của mạch đèn LED là giúp đèn hoạt động ổn định và bền bỉ. Mạch đèn LED cho phép điều chỉnh cường độ sáng của đèn theo nhu cầu sử dụng. Điều này có thể được thực hiện bằng cách điều chỉnh các thông số của mạch điện, chẳng hạn như dòng điện, điện áp, hay sử dụng các linh kiện điều khiển phù hợp.

Mạch điện của cầu thang

Mạch điện của cầu thang

Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện đèn cầu thang

Dưới đây là sơ đồ nguyên lý mạch điện cầu thang được sử dụng nhiều hiện nay:

Khi nhấn 1 trong 2 công tắc thì đèn sẽ được bật: Khi công tắc K1 ở vị trí A1, công tắc K2 ở vị trí B2. Hoặc công tắc K1 ở vị trí A2, công tắc K2 ở vị trí B1
Hiệu điện thế chạy qua đèn LED cầu thang bằng hiệu điện thế của nguồn LED.
Đèn sẽ tắt khi: công tắc K1 ở vị trí A1 và công tắc K2 ở vị trí B1. Hoặc công tắc K1 ở vị trí A2, công tắc K2 ở vị trí B2. Hiệu điện thế không thể chạy quang bóng đèn.

Sơ đồ nguyên lý mạch điện cầu thang được sử dụng nhiều hiện nay.

Sơ đồ nguyên lý mạch điện ở cầu thang được nhiều người lựa chọn sử dụng.

Đèn sẽ được tắt khi:Công tắc K1 tiếp xúc với dây điện D1, công tắc K2 tiếp xúc với dây điện D2. Hoặc công tắc K1 tiếp xúc với dây điện D2, công tắc K2 tiếp xúc với dây điện D1. Lúc này mạch điện hở nên không cung cấp điện cho đèn LED, bóng đèn sẽ tắt.
Đèn sẽ được bật khi: Công tắc K1 tiếp xúc với dây điện D1, công tắc K2 tiếp xúc với dây điện D2. Hoặc công tắc K1 tiếp xúc với dây điện D2, K2 tiếp xúc với dây điện D2. Mạch đèn cầu thang trở thành mạch điện kín, đèn được cung cấp điện nên sẽ sáng.

Mạch điện cầu thang bao gồm mấy phần tử?

Sơ đồ mạch điện của cầu thang sẽ bao gồm:

  • 1 cầu chì: giữ vai trò bảo vệ mạch điện khi có sự cố chập, cháy xảy ra.
  • 2 công tắc 3 cực: Sử dụng để điều khiển bóng đèn cầu thang ở các vị trí khác nhau.
  • 1 bóng đèn: là dòng đèn LED cầu thang có tác dụng chiếu sáng cho lối lên xuống cầu thang

Nguyên lý hoạt động của mạch điện cầu thang

Nguyên lý hoạt động của đèn cầu thang

Cực 1 của công tắc 3 cực đấu nối với đèn số 1. Cực 2 của công tắc đấu với đèn số 2. Công tắc 2 cực để đóng/ ngắt nguồn điện. Khi công tắc 2 cực đóng lại và công tắc 3 cực bật về vị trí 1 thì đèn số 1 sẽ sáng.

Nguyên lý hoạt động của đèn cầu thang.

Nguyên lý hoạt động của đèn cầu thang.

Nguyên lý làm việc hoạt động của đèn sáng luôn phiên

  • Trạng thái 1: Đèn số 1 sáng và đèn 2 tắt.
  • Trạng thái 2: Đèn 1 tắt và đèn số 2 sẽ sáng.
  • Công tắc S1 đóng vai trò tắt toàn bộ mạch.
  • Hai đèn cầu thang là đèn khác loại, khác công suất.
Nguyên lý làm việc hoạt động của đèn sáng luôn phiên.

Nguyên lý làm việc hoạt động của đèn sáng luôn phiên.

Công dụng của mạch đèn điện cầu thang

Bật/tắt đèn cầu thang là tác dụng thông thường của mạch điện cầu thang. Ví dụ dễ hiểu là có thể bật công tắc đèn tầng 2 từ tầng 1, và tắt đèn tầng 1 và bật đèn tầng 3 từ tầng 2. Những ngôi nhà có nhiều tầng bậc thang thường có mạch điện được nối tiếp theo cách tương tự. Sơ đồ sử dụng mạch điện và công tắc đèn cầu thang thông minh có công dụng là cảm biến chuyển động và tự động bật/tắt để đảm bảo an toàn cho người đi lên xuống cầu thang.

Công dụng của mạch điện cầu thang.

Công dụng của mạch đèn điện cầu thang.

Các loại sơ đồ mạch điện cầu thang phổ biến nhất hiện nay

Sơ đồ lắp đặt mạch điện cho cầu thang đơn giản

Theo sơ đồ, đèn LED sẽ được kết nối trực tiếp với dây trung tính. Dây pha sẽ được kết nối với cực L của công tắc 3 cực. Một dây của dây điện đôi sẽ được kết nối từ cực L1 trên công tắc tầng 1 đến cực L1 trên công tắc tầng 2. Dây còn lại sẽ được kết nối ngược lại từ cực L2 của công tắc tầng 1 đến cực L2 trên công tắc tầng 2. Cực L của công tắc trên cầu thang tầng 2 sẽ được kết nối trực tiếp với nguồn điện của bộ đèn LED.

Sơ đồ lắp mạch điện khu vực cầu thang đơn giản.

Sơ đồ lắp đặt mạch điện khu vực cầu thang đơn giản.

Sơ đồ mạch điện đèn cầu thang công tắc 2 cực

Để đấu nối mạch điện cầu thang với công tắc 2 cực, cần có 1 bộ cầu chì, 2 chiếc công tắc 2 cực và đèn LED. Trước tiên, ta sẽ kết nối một đầu của nguồn điện với điện áp 220V trực tiếp vào đèn LED. Tiếp theo, ta sẽ kết nối một đầu dây điện của đèn vào tiếp điểm của công tắc 1.

Sơ đồ lắp đặt mạch điện cho cầu thang 2 cực.

Sơ đồ lắp đặt mạch điện cầu thang 2 cực.

Sơ đồ lắp đặt mạch điện đèn cầu thang 2 công tắc + 1 đèn

Chuẩn bị sẵn: 1 cầu chì, 2 công tắc 3 cực và đèn LED. Cách đấu nối tương tự với cách mạch cầu thang công tắc 2 cực. Tuy nhiên, ở cách đấu này, ta sẽ bố trí công tắc ở cả hai đầu của cầu thang để thuận tiện hơn trong việc bật/tắt đèn.

Sơ đồ mạch điện đèn cầu thang 2 công tắc 1 đèn.

Sơ đồ mạch điện đèn cầu thang 2 công tắc 1 đèn.

Sơ đồ mạch đèn điện cầu thang 2 công tắc 2 bóng đèn

Dụng cụ cần có: bảng điện, dây điện, cầu chì, 2 công tắc, 2 bộ đèn LED, kìm, kéo, tua vít và máy khoan cầm tay. Cách đấu nối tương tự với cách đấu 2 công tắc 1 bóng đèn. Điều này có nghĩa là ta sẽ áp dụng cùng cách kết nối mạch điện như khi đấu 2 công tắc cho 1 bóng đèn

Sơ đồ mạch điện đèn cầu thang 2 công tắc 2 bóng đèn

Sơ đồ mạch đèn điện cầu thang 2 công tắc 2 bóng đèn

Sơ đồ mạch điện cầu thang 2 công tắc 3 bóng đèn

Một đầu dây dương của công tắc 1 sẽ được đấu nối với đèn LED số 2. Đầu dây âm của công tắc 1 sẽ được kết nối với đèn số 1 và một đầu của công tắc số 3. Một đầu dây điện của đèn số 2 sẽ được kết nối vào đầu còn lại của công tắc số 3. Sau đó, nối dây đó vào một đầu dây của công tắc 2. Dây điện âm của đèn số 1 sẽ được kết nối vào đầu còn lại của công tắc số 2.

Sơ đồ mạch điện cầu thang 2 công tắc 3 bóng đèn

Sơ đồ mạch đèn điện cầu thang 2 công tắc 3 bóng đèn

Ưu nhược điểm của lắp đặt mạch điện cầu thang kiểu nổi và kiểu ngầm

So sánhMạch điện cầu thang nổiMạch điện cầu thang ngầm
Ưu điểmDễ dàng kiểm tra dây dẫn điện; dễ tìm ra vị trí dây đứt hỏng khi cần sửa chữa, đấu nối lạiTiết kiệm không gian lắp đặt và đảm bảo tính thẩm mỹ cho không gian

Đảm bảo an toàn cho người dùng trong quá trình sử dụng

Nhược điểmChiếm nhiều không gian lắp đặt, gây mất mỹ quan cho không gian

Khó lắp đặt đối với nhà có kiến trúc phức tạp

Dễ xảy ra điện giật khi có sấm sét hoặc bị rò rỉ điện

Hệ thống dây dẫn điện loại mạch này phải tiến hành song song khi xây nhà

Khó kiểm tra dây dẫn điện, khó sửa chữa khi có sự cố hỏng hóc

Những lưu ý quan trọng khi đấu mạch đèn điện cầu thang:

  • Trước khi tiến hành đấu nối, hãy đảm bảo trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ như áo, mũ bảo vệ và gang tay cao su cách điện.
  • Quan trọng nhất, trước khi thực hiện bất kỳ đấu nối nào, cần ngắt nguồn điện tổng để đảm bảo an toàn cho hệ thống điện và con người.
  • Sử dụng bút thử điện để xác định dây nóng và dây nguội trước khi tiến hành đấu nối. Hãy nhớ đấu nối dây nguội trước, sau đó mới đến dây nóng.
  • Khi cắt dây điện, luôn cắt dây nóng trước, sau đó mới cắt dây nguội.
  • Để đảm bảo an toàn và hỗ trợ khi có sự cố, nên thực hiện việc lắp đặt mạch điện từ hai người trở lên.
  • Đấu nối mạch điện phải được thực hiện với tính chính xác tuyệt đối để tránh nguy cơ chập cháy khi sử dụng
-

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

© 2023 Copyright Xây Dựng An Cư

Foxit PDF Editor Full Crack | Hướng Dẫn Tải Và Kích Hoạt Miễn Phí 2024 Chỉ dẫn Tải ProShow Producer 9 Full Crack Miễn Phí, nhanh chóng & Hiệu Quả [Bật mí]: thiết kế web ở HN ở đâu đáng tin cậy nhất?